Phân loại các môi trường bề mặt tại bệnh viện

 

phân loại các môi trường bề mặt tại bệnh viện

1. Tại sao phải phân loại các môi trường bề mặt tại bệnh viện

Bệnh viện là nơi tiếp nhận những ca bệnh từ các vùng khác nhau, do đó việc nơi đây chứa nhiều căn bệnh truyền nhiễm khác nhau. Việc phân loại các môi trường bề mặt làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho bệnh nhân, nhân viên ý tế và cộng đồng. Đảm bảo an toàn chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Làm môi trường bệnh viện sạch sẽ và an toàn.


Xem thêm: 7 nguyên tắc vệ sinh bệnh viện

2. Phân loại môi trường bề mặt tại bệnh viện theo mức độ ô nhiễm

Phân loại môi trường bề mặt tại bệnh viện theo mức độ ô nhiễm

  • Khu vực có nguy cơ ô nhiễm thấp( Ký hiệu màu xanh ) 

  • Khu vực có nguy cơ ô nhiễm trung bình ( Ký hiệu màu vàng ) 

  • Khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao( Ký hiệu màu đỏ )

  • Khu vực yêu cầu vô khuẩn( Ký hiệu màu trắng )


2.1. Khu vực yêu cầu vô khuẩn cao 

Khu vực yêu cầu vô khuẩn cao

Được ký hiệu bằng màu trắng. Đây là khu vực chăm sóc, điều trị trực tiếp người bệnh trong tình trạng nặng hoặc rối loạn đáp ứng miễn dịch (ví dụ: người bệnh ung thư, người bệnh suy giảm miễn dịch, người bệnh ghép tủy, người bệnh đang được điều trị liệu pháp hóa học/tia xạ, trẻ sơ sinh non tháng bệnh lý tại các đơn vị hồi sức sơ sinh, người bệnh bỏng, người bệnh phẫu thuật). 


Khu vực yêu cầu vô khuẩn cao bao gồm bề mặt khu phẫu thuật, phòng sanh, buồng can thiệp mạch,khu đóng gói lưu giữ dụng cụ tiệt khuẩn, khu pha chế dịch.


Khi vệ sinh khu vực này cần sử dụng hóa chất tẩy rửa và khử khuẩn mức độ trung bình hoặc thấp.


2.2. Khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao

Khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao

Được ký hiệu bằng màu đỏ. Đây là khu vực có bề mặt bị phơi nhiễm với lượng lớn máu hoặc các dịch cơ thể khác (ví dụ: khu vực lọc máu, các đơn vị chăm sóc tích cực, nhà vệ sinh). Hoặc khu vực tiếp nhận, cách ly người bệnh mắc các bệnh truyền nhiễm có khả năng

gây dịch (ví dụ khu cách ly NB cúm, SARS, sởi v.v).


Khi vệ sinh bề mặt tại khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao cần sử dụng hóa chất tẩy rửa và khử khuẩn mức độ trung bình hoặc thấp.

2.3. Khu vực có nguy cơ ô nhiễm trung bình

Khu vực có nguy cơ ô nhiễm trung bình

Được ký hiệu bằng màu vàng. Khu vực có nguy cơ ô nhiễm trung bình bao gồm: tất cả các buồng bệnh, buồng thủ thuật phòng bệnh thường, nhà vệ sinh, nơi lưu giữ đồ bẩn của các đơn vị còn lại trong bệnh viện.


Khi vệ sinh bề mặt tại khu vực có nguy cơ ô nhiễm trung bình chỉ cần hóa chất tẩy rửa.


Xem thêm: Quy trình vệ sinh phòng bệnh tại bệnh viện

2.4. Khu vực có nguy cơ ô nhiễm thấp

Khu vực có nguy cơ ô nhiễm thấp

Được ký hiệu bằng màu xanh, đây là khu vực an toàn nhất của bệnh viện. Khu vực có nguy cơ ô nhiễm thấp bao gồm các bề mặt và/hoặc thiết bị không phơi nhiễm với máu/dịch cơ thể như: Buồng hành chính, buồng chờ, buồng nhân viên, buồng họp v.v

Khi vệ sinh bề mặt tại khu vực có nguy cơ ô nhiễm thấp bằng hóa chất tẩy rửa.

3. Phân loại môi trường bề mặt tại bệnh viện theo mức độ tiếp xúc

3.1. Bề mặt tiếp xúc thường xuyên

Bề mặt tiếp xúc thường xuyên là bề mặt có tần suất động chạm cao, đặc biệt là động chạm với bàn tay ( Nắm cửa, nút bấm cầu thang máy, điện thoại, nút nhấn chuông, thành giường, công tắc bật/tắt đèn, bàn phím, thiết bị y tế như máy chạy thận, thiết bị theo dõi chỉ số sinh tồn, tường, giường bệnh, bàn đêm v.v ).Hoặc sàn nhà, bồn rửa tay, bồn vệ sinh cũng thuộc nhóm này.  

Vệ sinh bề mặt tiếp xúc thường xuyên tùy vào từng khu vực mà có tần suất vệ sinh khác nhau:

  • Đối với các khu vực chăm sóc, điều trị thông thường: vệ sinh ít nhất 1 lần/ngày, hoặc khi có dây bẩn.

  • Các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao (Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Hậu phẫu v.v): cần vệ sinh 2 lần/ngày và khi có dây bẩn.

3.2. Bề mặt ít tiếp xúc

Bề mặt ít tiếp xúc là bề mặt có tần suất động chạm với bàn tay thấp (tường, trần, gương,

khuôn cửa, rèm cửa, v.v…).


Tại khu vực này chỉ cần làm sạch định kỳ (không yêu cầu làm sạch hằng ngày, thường làm sạch hằng tuần hoặc tháng 2 lần) Hoặc khi có dây bẩn hoặc dịch/chất lỏng tràn ra bề mặt. Và người bệnh ra viện phải vệ sinh lại để chuẩn bệnh sạch sẽ cho người bệnh tiếp theo.


Xem thêm: Checklist vệ sinh bệnh viện

Tổng kết

Trên đây đã liệt kê các môi trường bề mặt tại bệnh viện, cũng như cách phân loại các môi trường bề mặt tại bệnh viện theo mức độ ô nhiễm và mức độ tiếp xúc. Hướng dẫn sử dụng các loại hóa chất để vệ sinh cho từng khu vực bề mặt. TKT Clean sẽ luôn cập nhật những kiến thức bổ ích về vệ sinh bệnh viện hãy theo dõi blog để cập nhật thông tin hay mỗi ngày.

Dịch vụ vệ sinh bệnh viện

Nếu như bạn đang tìm kiếm một đơn vị uy tín hiểu được tầm quan trọng và có kỹ thuật chuyên nghiệp trong lĩnh vực vệ sinh bệnh viện. Thì TKT Clean sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành phục vụ cho các bệnh viện lớn nhỏ trên TP.HCM chúng tôi sẽ đem lại chất lượng dịch vụ vệ sinh bệnh viện tốt nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn miễn phí nhé!

------------

🌱 Dịch Vụ Vệ Sinh Xanh Tốt Nhất tại TPHCM - TKT Clean

Green Cleaning Service

📱 Số điện thoại di động: 09.09.05.80.20

📞 Số điện thoại cố định: 028.66.830.930 - 028.66.830.931

📧 Email: info@tktclean.com - Website: https://tktclean.com

💗 Fanpage: https://www.facebook.com/dichvuvesinhtoanha

💗 Youtube: https://www.youtube.com/c/TKTCleaningCongty/

💗 Gpage: https://g.page/tktclean?gm

🏢 Address: 116/34/15 Đường 17, KP5, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hãy Gọi Chúng Tôi - 100% Miễn Phí - 100% Hài Lòng


Comments

Popular Posts