Hướng dẫn quản lý trung tâm thương mại
Để quản lý một trung tâm thương mại lớn chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Trung tâm thương mại không giống như các tòa nhà cao tầng thông thường mà nó là tập hợp của nhiều đối tác kinh doanh và đa dạng các ngành hàng. Vậy nên việc quản lý sẽ rất khó khăn nếu bạn không có kiến thức cơ bản trong từng lĩnh vực.
Quản lý trung tâm thương mại đồng nghĩa với việc quản lý nhiều công việc. Vậy quản lý trung tâm thương mại bao gồm những công việc gì ? Yêu cầu gì ?. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách quản lý trung tâm thương mại đầy đủ và chi tiết nhất.
1. Ban quản lý trung tâm thương mại là gì?
Ban quản lý trung tâm thương mại hay còn gọi là bộ phận quản lý vận hành bất động sản. Là một đơn vị thực hiện công tác quản lý và vận hành các hoạt động của trung tâm thương mại.
Để có thể thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cần được Cục quản lý thị trường thông qua và ký kết hợp đồng với chủ đầu tư của trung tâm thương mại.
2. Quy trình quản lý trung tâm thương mại bao gồm những công việc gì?
2.1 Quản lý vận hành trung tâm thương mại
Quản lý các thiết bị, cơ sở vật chất trong trung tâm thương mại như máy lạnh, thang máy, thiết bị âm thanh, điện, nước…
Xây dựng cơ chế để vận hành trung tâm thương mại phù hợp
Hỗ trợ, thiết kế phương án kinh doanh để tăng hiệu suất và doanh thu cho trung tâm thương mại
Trong phạm vi thẩm quyền của mình, ban quản lý sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý các các sự cố xảy ra. Trường hợp vụ việc nằm ngoài thẩm quyền, ban quản lý sẽ có trách nhiệm chuyển giao cho bộ phận có thẩm quyền để giải quyết.
2.2 Quản lý hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị của trung tâm thương mại
Hình ảnh: Hệ thống trung tâm thương mại |
Tiến hành kiểm tra và sửa chữa đối với các sự cố phát sinh
Bảo trì thiết bị bơm, lọc nước
Kiểm tra các thiết bị máy lạnh, điều hòa, hệ thống thoát khí.
Bảo trì tòa nhà, kiểm tra định kỳ đối với các thiết bị phòng cháy, chữa cháy
Bảo trì thang máy
Bảo trì tòa nhà trung tâm thương mại
Kiểm tra hệ thống chiếu sáng
2.3 Tiếp thị và cho thuê
Hình ảnh: Tiếp thị và cho thuê trung tâm thương mại |
Các cách tiếp thị và cho thuê của trung tâm thương mại:
Lập danh sách khách hàng tiềm năng
Xây dựng kế hoạch Marketing để xây dựng, triển khai, đánh giá kế hoạch tiếp thị, quảng cáo thương hiệu, truyền thông hình ảnh của trung tâm thương mại
Giám sát các thông tin, tình trạng của mặt bằng tại trung tâm thương mại
Hỗ trợ quá trình tư vấn, hướng dẫn sử dụng và bàn giao mặt bằng cho khách hàng
Tham gia tư vấn, hỗ trợ về mặt thủ tục hành chính, pháp lý liên quan đến vấn đề ký kết, sử dụng mặt bằng.
2.4 Quản lý tài chính
Quản lý tài chính là một trong những hoạt động quan trọng trong quy trình quản lý trung tâm thương mại. Mục đích của hoạt động này là thống kê kinh doanh để có những biện pháp điều chỉnh thích hợp. Cũng như là thông báo và thu hút chủ đầu tư.
Kiểm tra, thống kê các chi phí dịch vụ quản lý tòa nhà, phí điện nước, thuê mặt bằng...
Hỗ trợ thúc đẩy việc hoàn thành các khoản thu từ khách hàng một cách hiệu quả, lịch sự
Thông báo cho chủ đầu tư tình hình tài chính theo từng quý
Xây dựng kế hoạch để điều chỉnh nguồn ngân sách hàng năm
Xây dựng chính sách để nâng cao doanh thu từ công việc kinh doanh mặt bằng trung tâm thương mại.
2.5 Chăm sóc khách thuê mặt bằng, gian hàng
Luôn đề cao tới mối quan hệ win-win giữa đôi bên, Một chương trình chăm sóc khách hàng phù hợp, chi tiết sẽ làm mối quan hệ bền chặt hơn. Một chương trình bao gồm:
Xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ các cửa hàng kinh doanh tại trung tâm thương mại
Khẳng định, củng cố lòng tin của khách thuê mặt bằng, gian hàng bằng cách xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động
Kịp thời thông tin đến khách hàng về các loại chi phí và tin tức quan trọng
Kịp thời xử lý, phản hồi các khiếu nại từ khách hàng (nếu có).
Kịp thời đưa ra các biện pháp ứng phó các tình trạng nguy hiểm xảy ra như dịch bệnh, động đất
2.6 Quản lý an toàn, an ninh
Một trong những yếu tố quan trọng của trung tâm thương mại là an toàn. Một trong những nhiệm vụ của chủ trung tâm là quản lý an ninh. Đảm bảo sự an toàn cho cả khách hàng, đối tác và chính nhân viên của mình. Bao gồm các công việc sau:
Giám sát sự ra, vào của khách hàng tại trung tâm thương mại
Triển khai hệ thống các biển báo nhằm chỉ dẫn cho khách hàng khi mua sắm
Quản lý, kiểm tra thường xuyên tình trạng hoạt động của hệ thống phòng cháy chữa cháy, camera…
Triển khai các hoạt động tuyển dụng cũng như đào tạo thường xuyên đội ngũ nhân sự, đảm bảo khả năng xử lý kịp thời các tình huống phát sinh.
2.7 Quản lý vệ sinh
Tiến hành triển khai các hoạt động nhằm giữ gìn vệ sinh các khu vực chung như hành lang, thang máy, lối đi…
Kiểm tra, giám sát công việc thu gom, xử lý rác thải
Thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm sóc, cải tạo cảnh quan của trung tâm thương mại.
Và công việc vệ sinh chưa bao giờ là đơn giản. Đặc biệt là đối với một nơi có quy mô lớn như trung tâm thương mại. Để vệ sinh trung tâm thương mại bạn phải có một đội ngũ vệ sinh chuyên nghiệp. Hoặc việc thuê một công ty vệ sinh sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề vệ sinh nhanh chóng- hiệu quả -tiết kiệm hơn.
Xem thêm: Những lưu ý khi vệ sinh trung tâm thương mại lớn
2.8 Quản trị nhân sự tối ưu
Con người luôn là một trong những yếu tố quan trọng để hoạt động một hoạt động bất kì nào đó. Để duy trì hoạt động của trung tâm thương mại luôn trong trạng thái ổn định thì quản trị nhân sự sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh đem lại. Một chế độ đãi ngộ tốt sẽ đem lại một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
3. Quy chế của Nhà nước về quản lý vận hành trung tâm thương mại
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 99/2011/NĐ-CP, ban quản lý vận hành trung tâm thương mại sẽ thực hiện các công việc sau:
Ban hành các nội quy để bảo đảm quyền lợi của khách hàng theo quy định của pháp luật
Thực hiện hòa giải các tranh chấp giữa người bán và khách hàng
Thiết kế các thiết bị đo lường tại trung tâm thương mại để người tiêu dùng có thể tự mình kiểm tra số lượng, khối lượng hàng hóa
Theo dõi, kiểm tra tình trạng, số lượng và chất lượng hàng hóa
Công bố đường dây nóng để tiếp nhận, giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng
Định kỳ 6 tháng một lần kiểm tra, đo lường chất lượng, số lượng, nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm của hàng hóa
Giám sát để phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng
Xử phạt các hành vi vi phạm trong nội quy
Tổng kết
Bên trên là tổng hợp các thông tin chi tiết cài đầy đủ về hướng dẫn quản lý trung tâm thương mại. Các công việc của một ban quản lý luôn có những khó khăn nhất định. Tuy nhiên sẽ có những công ty hỗ trợ nhất định như công ty cung cấp bảo vệ, an ninh, vệ sinh…Và nếu như bạn đang tìm kiếm một công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh trung tâm thương mại. Thì TKT Clean sẽ là một lựa chọn đúng đắn vì
Hình ảnh: Dịch vụ vệ sinh trung tâm thương mại |
Có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành dịch vụ vệ sinh công nghiệp nói chung và vệ sinh trung tâm thương mại nói riêng
5000 khách hàng đang và đã sử dụng dịch vụ của công ty
Cung cấp tạp vụ vệ sinh trung tâm thương mại tận tâm chuyên nghiệp
Trang thiết bị máy móc vệ sinh hiện đại
Ưu tiên sử dụng các hóa chất vệ sinh XANH, 100% từ thiên nhiên.
Quy trình vệ sinh trung tâm thương mại bài bản, tiêu chuẩn
TKT Clean luôn sẵn sàng phục vụ bạn 24/7. Liên hệ hotline 09.09.05.80.20 để được giải quyết vấn đề vệ sinh của trung tâm thương mại của bạn nhé !
Xem thêm một số bài viết:
4 Tiêu chí lựa chọn vách ngăn vệ sinh cho trung tâm thương mại
Làm thế nào để giữ nhà vệ sinh trung tâm thương mại luôn sạch sẽ
------------
🌱 Dịch Vụ Vệ Sinh Xanh Tốt Nhất tại TPHCM - TKT Clean
Green Cleaning Service
📱 Số điện thoại di động: 09.09.05.80.20
📞 Số điện thoại cố định: 028.66.830.930 - 028.66.830.931
📧 Email: info@tktclean.com - Website: https://tktclean.com
💗 Fanpage: https://www.facebook.com/dichvuvesinhtoanha
💗 Youtube: https://www.youtube.com/c/TKTCleaningCongty/
💗 Gpage: https://g.page/tktclean?gm
🏢 Address: 116/34/15 Đường 17, KP5, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hãy Gọi Chúng Tôi - 100% Miễn Phí - 100% Hài Lòng
Comments
Post a Comment